Bài tập Hạt nhân nguyên tử

Bài tập Hạt nhân nguyên tử
Tỷ số động năng
Bài toán
Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng $m_{B}$ và hạt $\alpha$ có khối lượng $m_{\alpha }$. Tỷ số động năng của hạt nhân B và động năng hạt $\alpha$ ngay sau phân rã bằng
A. $\left(\dfrac{m_{\alpha }}{m_{B}}\right)^{2}$
B. $\left(\dfrac{m_{B }}{m_{\alpha}}\right)^{2}$
C. $\dfrac{m_{\alpha }}{m_{B}}$
D. $\dfrac{m_{B}}{m_{\alpha}}$
 
Xem các bình luận trước…
Năng lượng thu được là bao nhiêu ?
Bài toán
Cho phản ứng hạt nhân D+ X= He + 23,8 MeV.
Nước trong thiên nhiên chứa 0,003% khối lượng đồng vị 2D1 (có trong nước nặng D2O). Hỏi nếu dùng toàn bộ đơteri có trong 1 tấn nuớc thiên nhiên để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là bao nhiêu ? Lấy khối lượng nguyên tử đơteri là 2u.
A. 6,89.10^13 J.
B. 1,72.10^13 J.
C. 5,17.10^13 J.
D. 3,44.10^13 J.
 
Ta có 1 tấn = 10^6 g nước
Như vậy mD2O= 0.003%* 10^6 =30 g
Cứ 20g D2O thì có 4g D
nên 30g D2O thì có 30*4/20 = 6g D
$\Rightarrow$ Số phân tử N= mD/A *NA = 1,806*10^24
E= N/2 * W tỏa = 1,806*10^24 /2 * 23,8 * 1.6*10^-13 = 3.44*10^12
$\Rightarrow$ D
 
Hạt notron có độ hụt khối không?
Câu hỏi
Cho mình hỏi hạt notron, proton có độ hụt khối, động năng, động lượng hay không vậy?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Double H
Double H
Tính chu kì phân rã của $_{14}^{31}\textrm{Si}$
Bài toán
Một chất phóng xạ $_{14}^{31}\textrm{Si}$ ban đầu trong $5$ phút có $196$ nguyên tử phân rã, những sau đó $5,2$ giờ (kể từ lúc $t=0$) cũng trong $5$ phút chỉ có $49$ nguyên tử bị phân rã. Tính chu kì phân rã của $_{14}^{31}\textrm{Si}$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Một chất phóng xạ $_{14}^{31}\textrm{Si}$ ban đầu trong $5$ phút có $196$ nguyên tử phân rã, những sau đó $5,2$ giờ (kể từ lúc $t=0$) cũng trong $5$ phút chỉ có $49$ nguyên tử bị phân rã. Tính chu kì phân rã của $_{14}^{31}\textrm{Si}$.
Gọi $N_0$ là số nguyên tử ban đầu của mẫu chất phóng xạ.
Tại thời điểm $t_1=5 \left(\text{phút}\right)$, số nguyên tử còn lại: $N_1=N_02^{-\dfrac{5}{T}}$.
Tại thời điểm $t_2=5,2 \left(\text{giờ}\right) = 312 \left(\text{phút}\right)$, số nguyên tử còn lại: $N_2=N_02^{-\dfrac{312}{T}}$.
Tại thời điểm $t_3=t_2+5 \left(\text{phút}\right) =317 \left(\text{phút}\right)$, số nguyên tử còn lại: $N_3=N_02^{-\dfrac{317}{T}}$.
Theo giả thiết ta có $$\dfrac{N_0-N_1}{N_2-N_3}=\dfrac{196}{49}\Leftrightarrow \dfrac{1-2^{-\dfrac{5}{T}}}{2^{-\dfrac{312}{T}}-2^{-\dfrac{317}{T}}}=4$$ Đặt $x=2^{-\dfrac{1}{T}}$, ta có $$\dfrac{1-x^5}{x^{312}-x^{317}}=4\Leftrightarrow x^{312}=\dfrac{1}{4}\Leftrightarrow 2^{-\dfrac{312}{T}}=2^{-2}\Leftrightarrow T=156 \left(\text{phút}\right)$$
 
T
Tín Tồ
Tính tuổi
Bài toán
Hạt nhân Na phân rã β− và biến thành hạt nhân A với chu kì bán rã là 15giờ. Lúc đầu mẫu Natri là nguyên chất. Tại thời điểm khảo sát thấy tỉ số giữa khối lượng A và khối lượng natri có trong mẫu là 0,75. Hãy tìm tuổi của mẫu natri?
 
Mến
Mến
Số hạt $\beta ^{-}$ phóng ra trong 1 năm
Bài toán
Cho một quá trình phóng xạ như sau: 238U --$\Rightarrow$206Pb+$8\alpha +6\beta ^{-}$
ban đầu có 4g U nguyên chất. Chu kì bán rã $T=4,5.10^{9}$ năm. Số hạt $\beta ^{-}$ phóng ra trong 1 năm xấp xỉ là:
A. 9,35.$10^{12}$ hạt
B. 93,5.$10^{12}$ hạt
C. 72,5.$10^{12}$hạt
D. 7,25.$10^{12}$ hạt
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Tính góc tạo bởi hướng của 2 hạt nhân bay ra cùng động năng
Bài toán
Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân 7Li3 đứng yên, gây ra phản ứng $H + Li \rightarrow 2\alpha $.
Biết phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt $\alpha $ có cùng động năng. Lấy khối lượng các hạt bay theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Góc tạo bởi hướng của các hạt $\alpha $ gần nhất giá trị nào sau đây:
A. $90^{0}$
B. $60^{0}$
C. $140^{0}$
D. $120^{0}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Vận tốc hạt nhân sinh ra
Bài toán
Dùng hạt $\alpha $ có động năng $K_{\alpha }=4MeV $ bắn phá hạt nhân 14N7 đang đứng yên tạo thành hạt nhân p và X. Biết góc giữa các vecto vận tốc của 2 hạt $\alpha $ và p là $60^{o}$, $m_{\alpha }=4.0015u$, $m_{p}=1.0073u$, $m_{N}=13.9992u$, $m_{X}=16.9947u$. Vận tốc của hạt p bằng:
A. $3.10^{7} \ \left(\text{m}/\text{s}\right) $
B. $2.10^{6} \ \left(\text{m}/\text{s}\right) $
C. $2.10^{7} \ \left(\text{m}/\text{s}\right) $
D. $3.10^{6} \ \left(\text{m}/\text{s}\right) $
 
Xem các bình luận trước…
$\Delta E=-1,21095MeV$
Bảo toàn năng lượng :$K_{a}+K_{N}=K_{p}+K_{X}+\Delta E$
suy ra Kp+Kx=5,21095MeV.(1)
Bảo toàn động lượng: $P_{X}=P_{a}-P_{p}$(có dấu vectơ trên đầu nha).
Bình phương 2 vế : $2m_{X}K_{X}=2m_{a}k_{a}+2m_{p}K_{p}-2p_{a}p_{p}.\cos 60$.
Thế số, chỗ 2PaPp thì bình phương lần nữa, kết hợp với (1) là được pt 2 ẩn đó bạn.
Giải ra dc Kp=4,5MeV.
$\Delta E=K_{X} + K_{P} - K_{\alpha } $, bác giải thích hộ em với, chỉ có khối lượng ms lấy trc trừ sau còn lại là sau trừ trước mà?!?!
 
ahehe
ahehe
Góc giữa các hướng chuyển động của hạt p và hạy Li có độ lớn gần bằng giá trị nào nhất?
Bài toán
Dùng hạt p có động năng $K_{1}$ bắn vào hạt nhân Be đứng yên tạo hạt nhân Li và $\alpha $. Phản ứng này tỏa năng lượng 2,1MeV. Hạt nhân Li và $\alpha $ bay ra với động năng lần lượt bằng 3,58MeV và 4MeV. Góc giữa hướng chuyển động của hạt p và hạt Li có độ lớn gần bằng giá trị nào nhất?
A. 45
B. 72.8
C. 90
D. 161
 
Last edited:
Tỉ số khối lượng (U238)và (Th234) sau 9.10^9 năm
Bài toán
Urani (238) phóng xạ He(4) với chu kì bán rã 4.10^9 năm tạo thành Thori (234). Ban đầu có 23.8g urani. Tỉ số khối lượng (U238)và (Th234) sau 9.10^9 năm
 
Xem các bình luận trước…
$m_{U_{238}}=m_{o}.2^{\dfrac{-t}{T}}=17,5$
$m_{Th_{234}}=m_{o}\left(1-2^{-\dfrac{t}{T}}\right).\dfrac{234}{238}=6.2$
$\rightarrow \dfrac{m_{U_{238}}}{m_{Th_{234}}}=\dfrac{175}{62}\approx 2,82$
 

Tài liệu mới

Top